Le Labo Kyoto Machiya
(Image credit: Courtesy of Le Labo)
Với Deborah Royer, Chủ tịch toàn cầu và Giám đốc sáng tạo của Le Labo, văn hóa Nhật Bản đã trở thành một phần không thể thiếu trong DNA của thương hiệu. “Tôi luôn dành một sự tôn kính sâu sắc đối với sự tử tế vốn có, vẻ đẹp choáng ngợp, và nguồn cảm hứng vô tận của đất nước này,” bà chia sẻ. “Sự ngưỡng mộ và tình yêu đối với Nhật Bản đã trở thành một phần của Le Labo từ khi thành lập, coi đó là hiện thân sống động của những giá trị sâu sắc nhất của chúng tôi về việc bảo tồn nghệ thuật thủ công, sáng tạo với ý đồ rõ ràng, và tôn vinh vẻ đẹp tinh tế của những điều vô thường, không hoàn hảo, và không vội vã.”
Le Labo Kyoto Machiya
(Image credit: Courtesy of Le Labo)
Kyoto Machiya của Le Labo được xây dựng dựa trên những nguyên tắc theo phong cách wabi-sabi, nằm giữa khu phố Shimokorikicho, Nakagyo-ku, và được đặt trong một ngôi nhà gỗ truyền thống của Nhật Bản (hay còn gọi là machiya) có niên đại từ năm 1879. Cửa hàng flagship này đã được bảo tồn một cách tỉ mỉ để tạo nên một điểm đến kích thích tất cả các giác quan. “Cửa hàng ôm trọn lịch sử, vẻ đẹp, và sự độc đáo của không gian hiện hữu, đồng thời thể hiện tất cả những gì mà Le Labo đại diện, gói gọn những sự tinh tế của câu chuyện và giá trị cao nhất của chúng tôi trong một không gian có chủ ý,” Royer chia sẻ. “Khi chúng tôi khám phá ra không gian tuyệt đẹp này, chúng tôi đã bắt đầu hành trình khôi phục nó về sự rực rỡ ban đầu trong khi đưa nó vào một chương mới như một nơi tôn nghiêm cho các giác quan thông qua nghệ thuật chế tác nước hoa chậm của chúng tôi,” bà nói.
Le Labo Kyoto Machiya
(Image credit: Courtesy of Le Labo)
Địa điểm mới này, trước đây từng là một nhà máy sản xuất rượu sake do gia đình sở hữu, trải dài trên hai tầng và được thiết kế tỉ mỉ để tôn vinh di sản và nghệ thuật thủ công của Nhật Bản. Le Labo không chỉ làm việc với những vật liệu có tuổi đời hàng thế kỷ và các nghệ nhân địa phương, mà còn từ bỏ những yếu tố thép mộc đặc trưng của mình để tạo ra gian phòng nước hoa bằng gỗ đầu tiên với các vật liệu tái chế từ Nhật Bản.
Với niềm đam mê triết lý “wabi-sabi”, chúng tôi hướng đến vẻ đẹp tâm hồn xuất phát từ việc di chuyển chậm rãi, lắng dịu tiếng ồn, chấp nhận những gì đang có, yêu và tôn trọng sự khác biệt và để lại khoảng trống cho những điều bất ngờ,” Royer bổ sung. “Chính ý định này định hình chúng tôi và tạo nên cảm giác mà chúng tôi mong muốn chia sẻ thông qua nghệ thuật “Slow Perfumery”
Le Labo Kyoto Machiya
(Image credit: Courtesy of Le Labo)
Bên trong không gian này, khách hàng có thể lên tầng trên để khám phá hai phòng tatami truyền thống: một phòng trưng bày hàng trăm loại tinh dầu, trong khi phòng còn lại là một xưởng mở dành cho các nghệ nhân và thợ thủ công địa phương. (Nghệ nhân đầu tiên được giới thiệu tại cửa hàng flagship là bậc thầy thư pháp Manabu Kamo, người đã tạo ra một loạt tác phẩm cho Le Labo bằng giấy thủ công Kurotani Washi, một loại giấy làm tay truyền thống từ vùng Kurotani.)
Sự tôn vinh di sản và nghệ thuật thủ công của Nhật Bản còn được thể hiện ở khu vườn ngoài trời, một ốc đảo yên bình với những bức tượng được phục chế và các loại cây bản địa. Ngoài ra, khách hàng còn có thể thưởng thức cà phê, trà và bánh ngọt thuần chay tại quán cà phê nhỏ của cửa hàng, điểm dừng chân thứ ba của Le Labo sau New York và Thượng Hải. Sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật chế tác nước hoa chậm và lối sống chậm rãi, cửa hàng flagship này mời gọi khách ghé thăm, dừng lại, ở lại một chút, và thưởng thức hương Rose 31.
Le Labo Kyoto Machiya
(Image credit: Courtesy of Le Labo)
© 2024 - Powered by